Get Adobe Flash player

Tin Xuất Nhập Khẩu

Tiêu thụ mực bạch tuộc trên thế giới đang hồi phục

3/12/2014 10:14:28 AM

Nguồn cung bạch tuộc trên thế giới đã được cải thiện và nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường cũng đang ngày một tăng. Bên cạnh đó nguồn cung mực mặc dù cũng vẫn còn thiếu nhưng cũng đã được cải thiện hơn. Giá bán không tăng cao như dự kiến, mặc dù là nhu cầu tiêu thụ đang được cải thiện do sự phục của nền kinh tế thế giới.

 


Bạch tuộc

Lệnh cấm khai thác bạch tuộc tại Venezuela đã đưa ra và kéo dài từ ngày 01/01 cho tới hết ngày 30/06/2014 đã ảnh hưởng tới nguồn cung trên thị trường. Tuy nhiên, sự sụt giảm về nguồn cung trên thế giới đã được bù đắp do một số nước như Morocco, Maurirania tăng hạn ngạch khai thác bạch tuộc và nguồn cung từ Mexico đã được cải thiện. Hiện Morocco đang là nhà cung cấp chính cho một số thị trường lớn như Nhật Bản, EU.

Tại thị trường Nhật Bản, NK bạch tuộc tính đến cuối năm 2013 vẫn tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2012. Morocco và Mauritania là hai nhà cung cấp chính cho thị trường này trong thời gian qua. XK của Morocco sang Nhật Bản những tháng cuối năm vừa qua tăng mạnh nhất, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2012. Còn XK của Mauritania tăng khiêm tốn hơn, chỉ đạt 29%. Trong khi đó, XK bạch tuộc của Trung Quốc sang đây lại giảm tới hơn 21,7%.

Còn tại thị trường Italia, NK bạch tuộc tính đến cuối năm 2013 đang chững lại. Với 40% thị phần, Morocco hiện đang là nhà cung cấp chính bạch tuộc cho thị trường này. Trong khi XK của các nhà cung cấp chính khác sang đây đang có xu hướng giảm, XK bạch tuộc từ Tây Ban Nha sang Italia trong thời gian qua lại tăng. Và bản thân Tây Ban Nha cũng đang tăng cường NK bạch tuộc từ các nước trong thời gian qua, đặc biệt từ Morocco, với tốc độ tăng trưởng hơn 400%.

Về giá, thời gian qua giá bạch tuộc trên thế giới cũng đã khá ổn định, nhất là tại thị trường EU. Với nguồn cung đang dần ổn định hơn, dự báo giá bạch tuộc trong thơi gian tới sẽ không có sự thay đổi lớn.

Mực

Từ đầu năm 2010, giá mực có xu hướng tăng tương đối ổn định nhưng tới cuối năm 2012 đã có dấu hiệu sụt giảm. Tuy nhiên, bước sang năm 2013, giá mực đã tăng trở lại. Trong nửa đầu năm qua giá mực tương đối ổn định nhưng tới cuối năm lại có có xu hướng tăng lên cao hơn do nguồn cung giảm. Nhưng nhu cầu tiêu thụ mực, đặc biệt là mực ống khổng lồ không vì thế mà sụt giảm. Và để đối phó với tình hình này, một số nước đang nỗ lực phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm tăng lợi nhuận.

Đối với các sản phẩm từ động vật thân mềm, bao gồm cả mực, Việt Nam đang mở rộng thị trường XK. Hiện XK mực của Việt Nam sang các nước ASEAN đang có xu hướng tăng lên, trái lại XK sang các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc và EU lại đang giảm đi.

Nhưng tại thị trường Nhật Bản, tổng NK mực của nước này lại ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2013, Trung Quốc đang là nhà cung chính mực cho Nhật Bản, chiếm thị phần tới hơn 42%. Peru đứng thứ hai với thị phần 16%. Cả hai nước này đang tăng cường XK mực sang Nhật Bản trong thời gian qua.

Tại NK Italia mực ống cũng đang tăng lên. Tây Ban Nha và Thái Lan là hai nhà cung cấp chính mực cho thị trường này, chiếm thị phần lần lượt là 32% và 22%. Trong khi đó, tại Tây Ban Nha NK mực ống trong năm 2013 lại giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm 2012. NK mực của nước này phần lớn là từ Trung Quốc, chiếm 70% tổng NK. Khối lượng mực NK từ Trung Quốc vào Tây Ban Nha tăng từ 28.200 tấn trong năm 2012 lên 30.400 tấn trong năm 2013.

Mỹ, một thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi buôn bán các sản phẩm mực trên thị trường thế giới, năm qua NK cũng giảm khoảng hơn 4%. Trung Quốc hiện đang là nhà cung cấp mực chính cho thị trường Mỹ, chiếm hơn 58% tổng NK. Các nhà cung cấp quan trọng khác cho thị trường này sau Trung Quốc đều đến từ Châu Á như Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. XK mực của Mỹ cũng đang có xu hướng giảm nhẹ.

Dự báo, thời gian tới nguồn cung mực bạch tuộc trên thế giới sẽ được cải thiện, do đó giá sẽ tương đối ổn định. Và do nền kinh tế thế giới đang được cải thiện, nên nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường sẽ tăng lên, đặc biệt là các thị trường EU.

Theo vinanet


Hỗ Trợ Trực Tuyến