Get Adobe Flash player

Tin Xuất Nhập Khẩu

Australia - thị trường tiềm năng cho tôm Việt Nam

4/12/2014 10:29:28 AM

Với lượng tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn/năm, trong khi sản lượng thủy sản (bao gồm cả nuôi và khai thác) của nước này chỉ đạt khoảng 273.000 tấn khiến Australia ngày càng gia tăng NK thủy sản để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, chính sách duy trì đồng nội tệ mạnh hơn so với đồng đôla Mỹ cũng hậu thuẫn cho NK thủy sản vào nước này.

 

Đối với thị trường NK tiềm năng này, Việt Nam là nguồn cung cấp thủy sản lớn thứ 3 sau Trung Quốc và NewZealand, chiếm 20% thị phần, trong đó XK tôm chiếm 16% thị phần và đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Thái Lan.

 

Tiêu thụ thủy sản tăng nhanh

 

Nhu cầu thủy sản ở Australia tăng đáng kể trong 3 thập kỷ qua. Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc, năm 2009, tiêu thụ thủy sản bình quân/người của nước này đạt 25kg, tăng mạnh so với 18,8 kg năm 1995 và 13,6 kg năm 1975.

 

Dân số Australia cũng đang gia tăng (hiện 23 triệu dân và dự kiến sẽ tăng lên 40 triệu dân vào giữa thế kỷ này) đồng nghĩa với tiêu thụ thủy sản của nước này sẽ tiếp tục tăng cao trong các năm tới.

 

Sản lượng thủy sản không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng

 

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung đã vượt xa khả năng sản xuất của Australia. Mặc dù nuôi trồng thủy sản đã được đẩy mạnh ở nước này tuy nhiên sản lượng khai thác giảm khiến tổng sản lượng thủy sản của Australia liên tục giảm trong mấy năm gần đây. Năm 2012, sản lượng thủy sản của Australia đạt 237.000 tấn, giảm 15% so với 279.000 tấn năm 2005. Trong giai đoạn này, Australia đã thực hiện hàng loạt biện pháp như nhượng quyền khai thác lại cho chính phủ tại một số ngư trường trọng điểm cũng như như giảm tần suất khai thác nhằm cải thiện điều kiện sinh học nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

 

Xu hướng gia tăng NK thủy sản Châu Á

 

Ngoài ra, các sản phẩm thủy sản nội địa của Australia chủ yếu để XK (chiếm 50% tổng sản lượng). Trong khi nước này lại có xu hướng gia tăng NK các sản phẩm thủy sản giá rẻ, chủ yếu là từ Châu Á để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.


Từ 1999 - 2012, tổng giá trị NK thủy sản của Australia duy trì ở mức từ 1,5 - 1,6 tỷ USD/năm (trong đó NK thủy sản ăn được chiếm khoảng 84%) . Tuy nhiên, KL thủy sản NK của Australia trong giai đoạn này lại tăng 50%.


Nuôi trồng thủy sản của khu vực Châu Á phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua khiến Châu Á trở thành nguồn cung cấp thủy sản chủ yếu cho thị trường thế giới trong đó có cả Australia. Trong đó, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam là các nước cung cấp thủy sản quan trọng cho thị trường này.

 

Nhập khẩu thủy sản nguyên liệu đông lạnh từ Châu Á vào Australia, nghìn USD (Nguồn ITC)

Nhà cung cấp

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng TG

532.992

544.278

625.125

743.786

824.501

Tổng Châu Á

299.155

320.815

367.268

453.578

515.165

Trung Quốc

64.605

82.055

110.366

161.922

160.974

Việt

Nam

84.568

80.643

85.006

102.638

121.795

Thái Lan

51.285

52.329

57.425

62.534

77.362

Đài Loan

23.095

26.539

33.466

33.628

41.225

Malaysia

25.226

22.373

29.178

36.321

38.257

Indonesia

18.641

29.108

26.398

26.340

36.804

Nhật Bản

10.898

10.676

9.407

11.053

12.903

Myanmar

8.632

5.923

6.960

6.777

8.593

Ấn Độ

4.024

4.206

2.038

4.134

6.405

Hàn Quốc

2.010

2.358

2.071

2.560

3.421

 

Nhập khẩu thủy sản chế biến đông lạnh từ Châu Á vào Australia, nghìn USD (Nguồn ITC)

Nước cung cấp

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng TG

499.658

461.717

517.057

603.244

643.681

Tổng Châu Á

395.366

355.627

409.027

481.280

520.255

Thái Lan

241.806

217.100

236.719

296.646

333.670

Trung Quốc

56.160

46.682

55.072

59.630

57.683

Việt

Nam

45.695

43.905

64.379

59.690

58.592

Malaysia

32.272

28.388

32.241

40.110

37.396

Indonesia

3.913

2.677

2.755

4.783

11.031

Philippines

2.875

3.865

3.347

3.271

5.420

Nhật Bản

2.940

3.749

3.627

4.792

4.684

Hàn Quốc

2.806

3.003

3.556

3.587

3.993

Đài Loan

2.640

2.167

2.619

3.350

2.857

Singapore

2.793

2.610

3.046

3.274

3.292

 

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)


Hỗ Trợ Trực Tuyến